Hệ thống phân loại

  • Ngành: CHORDATA - ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
  • Lớp: AMPHIBIA - LƯỠNG CƯ
  • Bộ: ANURA - KHÔNG ĐUÔI
  • Họ: Megophryidae - Cóc Bùn
  • Chi: Xenophrys
Xenophrys major (Boulenger, 1908) - Cóc mắt bên

Đặc điểm

Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể đực TYT 2012.46 (SVL 69,63 mm), một cá thể cái trưởng thành TYT 2012.45 (SVL 64,34 mm). Cơ thể dẹp; đầu rộng hơn dài (HL 25,04-27,07 mm, HW 25,84-27,63 mm); mõm ngắn, tù, nhô về phía trước so với hàm dưới; lưỡi tròn, hơi khía lõm ở phía sau; con ngươi dọc; có gai da nhỏ trên mí mắt; chiều rộng mí mắt trên hẹp hơn khoảng cách gian ổ mắt (UEW 6,1-6,98 mm, IOD 8,12-8,49 mm); màng nhĩ rõ, cách xa ổ mắt; đường kính màng nhĩ bằng nửa đường kính mắt (TD 5,33-5,43 mm, ED 9,09-10,59 mm); gờ da trên màng nhĩ rõ; răng lá mía dài, xếp gần thẳng, chạm bờ trước lỗ mũi trong; con đực có túi kêu lớn. Chi trung bình, các ngón dài; ngón chân 1/4 có màng bơi; củ bàn trong hình bầu dục, dẹp; không có củ bàn ngoài; củ khớp dưới ngón không rõ hoặc không có; khi gập dọc thân khớp cổ-bàn chạm giữa mắt.Thân màu xám hoặc nâu đỏ; có một vệt sẫm màu hình tam giác ở giữa hai mí mắt trên, đỉnh hướng về phía sau; mõm và vùng sau mắt và màng nhĩ màu đen, có vệt trắng đứt đoạn từ sau mũi đến hàm; cằm và họng màu đen nhạt với vệt trắng mảnh ở mép kéo xuống; hai bên sườn phía dưới nếp da bên nổi các hạt màu trắng; đùi và các ống chân có các vệt sẫm, mảnh, vắt ngang; mặt dưới cổ chân và bàn chân màu đen. Bụng và dưới đùi màu trắng bẩn với các vết loang lổ. Sống trong các khu rừng thường xanh còn tốt thuộc các vùng núi cao ở độ cao 600m (VQG Ba Vì) đến 2000m (VQG Bi Đúp - Núi Bà). Xuất hiện vào buổi tồi sau cơn mưa. Thức ăn là các loài côn trùng, giun đất, bọ cánh cứng xuất hiện nơi chúng sinh sống và kiếm ăn.

Tình trạng bảo tồn

Phân bố

Giá trị

Nguồn